Châu Âu và vùng Cận Đông Các_cơ_sở_học_tập_bậc_cao_thời_cổ_đại

Hy Lạp cổ đại

Bức họa Scuola di Atene của họa sĩ thời Phục hưng Rafael, mô tả Học viện của Platon.

Học viện Platon (tiếng Anh: Platonic Academy), đôi khi còn được gọi là Viện Đại học Athens,[3][4] được triết gia Platon thành lập vào khoảng năm 387 trước Tây lịch ở Athens, Hy Lạp, tồn tại được 916 năm (cho đến năm 529) với một số lần gián đoạn.[5] Mô hình học viện này được Học viện Platon ở Florentine (còn gọi là Học viện Florentine) phỏng theo trong thời Phục hưng. Những thành viên của Học viện Florentine xem mình như là những người theo truyền thống của Platon.

Vào khoảng năm 335 trước Tây lịch, người tiếp nối Platon là Aristotle thành lập trường Peripatetic. Các sinh viên của trường tụ họp một nơi gọi là Lyceum ở Athens. Trường này ngừng hoạt động vào năm 86 trước Tây lịch trong thời gian Athens bị Lucius Cornelius Sulla Felix (thường gọi là Sulla) - một viên tướng La Mã - vây hãm, cướp phá, và gây ra nạn đói.[6]

Trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Museion ở Alexandria (bao gồm Thư viện Alexandria) trở thành viện nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu, nhờ đó mà nhiều phát kiến của Hy Lạp đã ra đời. Kỹ sư, nhà phát minh Ctesibius (nổi danh trong khoảng năm 285–222 trước Tây lịch) có thể là viện trưởng đầu tiên của cơ sở này. Museion bị đàn áp và thiêu rụi trong khoảng năm 216 đến 272; Thư viện Alexandria bị phá hủy trong khoảng năm 272 đến 391.

Các cơ sở giáo dục này nổi tiếng đến mức ngày nay ta có các từ trong tiếng Anh bắt nguồn từ nó: academy (học viện hay viện hàn lâm), lyceum (trường, thường chỉ một trường trung học; tiếng Pháp: lycée), và museum (viện bảo tàng).

Châu Âu

Pandidakterion ở Constantinople, được thiết lập như một cơ sở học tập bậc cao vào năm 425, giáo dục sinh viên ra trường làm việc cho triều đình hoặc cho giáo hội.[7] Cơ sở giáo dục này sau đó được quan nhiếp chính Bardas của Hoàng đế Michael III (của Byzantine) tổ chức lại thành một hội đoàn sinh viên vào năm 849. Pandidakterion nay được một số người xem như là cơ sở học thuật bậc cao lâu đời nhất có một số đặc điểm của một viện đại học ngày nay: nghiên cứu và giảng dạy, tự quản, độc lập về mặt học thuật, v.v...

Tây Âu trong tiền kỳ Trung cổ, các giám mục và các tu viện bảo trợ các trường học, ban đầu chủ yếu nhằm giáo dục các tư tế. Bằng chứng sớm nhất về những trường ở châu Âu do giám mục bảo trợ là ngôi trường thiết lập ở vùng người Visigoth tại Tây Ban Nha vào năm 527.[8] Những ngôi trường này, vốn nhấn mạnh đến việc học việc từ một vị giám mục, thấy có ở Tây Ban Nha và ở chừng 20 thị trấn ở xứ Gaul trong thế kỷ thứ 6 và 7.[9]

Thêm vào các ngôi trường do giám mục bảo trợ là các ngôi trường do các tu viện bảo trợ. Những trường này dạy các nam và nữ tu sĩ, cũng như những người sẽ lên làm giám mục, ở một trình độ cao hơn.[10] Vào khoảng cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, một số các trường này phát triển thành những viện đại học tự trị. Một ví dụ đáng chú ý là khi Viện Đại học Paris được khai sinh từ những trường vốn do Nhà thờ Đức Bà Paris, Tu viện Ste. Geneviève, và Tu viện St. Victor bảo trợ.[11][12]

Liên quan

Các cuộc chiến tranh của Napoléon Các cuộc xâm lược của Mông Cổ Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn Các chương trình phát sóng trên Nickelodeon Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa Các chủ đề trong mật mã học Các chính đảng ở Nhật Bản Các cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ 2016 Các chiến dịch đàn áp Ba Lan của Liên Xô (1939–1946)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các_cơ_sở_học_tập_bậc_cao_thời_cổ_đại http://britannica.com/eb/article-9044882 http://books.google.com/?id=Fkqg3TIkBJwC&pg=PA31 http://books.google.com/?id=peYVAAAAIAAJ http://books.google.com/?id=sYTfTmwcNP0C&pg=PA50 http://books.google.com/books?id=BvYdAAAAMAAJ http://books.google.com/books?id=DbxE8zOuRbUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=xzTrAAAAMAAJ http://www.hinduonnet.com/fline/fl2204/stories/200... http://www.jazirehdanesh.com/find.php?item=19.496.... http://www.nytimes.com/2006/12/09/opinion/09garten...